Menu Close

Phụ lục Nghe_Trình độ C2_SGK C2

BÀI 1: PHONG TỤC NGÀY TẾT

Bài 1:

Ý nghĩa mâm cỗ ngày tết của ba miền Bắc – Trung – Nam

Mâm cỗ ngày tết là một trong những nét đẹp truyền thống trong những ngày nghỉ tết Nguyên đán của người Việt. Hầu hết mỗi gia đình đều phải có một mâm cỗ để kính nhớ tổ tiên, ông bà và thể hiện mong ước cho một năm mới sung túc, thịnh vượng. Tuy vậy, mỗi vùng, miền sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ tết khác nhau với nhiều món ăn riêng biệt. 

Với miền Nam, thông thường mâm cỗ ngày tết được chuẩn bị khá đơn giản, nhưng không thể không có canh khổ qua nhồi thịt do tên gọi phát âm giống với nỗi khổ đau biểu trưng cho những nỗi khổ đau, cay đắng trong cuộc sống sẽ đi qua để năm mới được bình an, như ý.

Ngoài ra, người miền Nam cũng luôn ăn thịt kho tàu vào dịp tết, lý do là bởi món ăn này thể hiện mong muốn năm mới mọi chuyện trong gia đình sẽ được thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt. Những miếng thịt được cắt hình vuông trộn cùng nước hàng có màu sắc đẹp mắt mang ý nghĩa công việc được vuông tròn, các thành viên hòa thuận với nhau làm cho không khí gia đình luôn hạnh phúc, vui vẻ. 

Cuối cùng là bánh tét, mang đặc trưng hương vị ngày tết. Đây là món ăn thể hiện sự cầu mong cho một vụ mùa mới sẽ được bội thu và gia đình sẽ no ấm.

Khác với miền Nam, ở miền Trung, người dân nơi đây rất tỉ mỉ và khá cầu kì trong cách chế biến các món ăn ngày tết Nguyên Đán. Thông thường, mâm cỗ ngày tết sẽ có: Bánh tét, tiếp đến là bánh tổ là món bánh có nguồn gốc lâu đời, để nhắc nhở con cháu hướng về nguồn cội. Ngoài ra, còn có các đặc sản khác tùy theo khu vực như: Tôm chua là đặc sản của xứ Huế, Thịt heo ngâm nước mắm, nem chua, Chả bò: đặc sản của Đà Nẵng và măng khô kho tượng trưng cho sự tốt lành, no đủ. 

Trong các mâm cỗ ở nước ta, thì có lẽ mâm cỗ ở miền Bắc là dạng có truyền thống lâu đời nhất. Hiện nay, nhiều gia đình ở miền Bắc vẫn giữ được phần nào ý nghĩa của mâm cỗ tết truyền thống. Các món ăn ngày tết trong mâm cỗ của người dân nơi đây gồm có: 

Bánh chưng: là loại bánh không bao giờ thiếu trong các mâm cỗ miền Bắc, thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên, và hy vọng một năm mới bội thu. 

 Tiếp đến là gà luộc, đây luôn là món ăn ngon “bắt buộc” phải có, với ý nghĩa sẽ mang lại phúc đức đầy nhà cho gia chủ và mong ước mọi sự được như ý. 

Thịt đông: là món ăn đặc trưng chỉ có ở miền Bắc vì có kiểu thời tiết lạnh. Món ăn này mang thông điệp thể hiện tình cảm của cả gia đình sẽ gắn bó với nhau, tình cảm sẽ luôn tốt đẹp và tràn ngập tiếng cười.

Giò chả: món ăn này tượng trưng cho phúc lộc, gia chủ sẽ được nhiều phúc lộc nếu thưởng thức món ăn này vào ngày tết.

Ngoài ra, người miền Bắc còn các món tráng miệng sẽ gồm mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho…. để ăn cùng với các món chính trong dịp tết. 

BÀI 2: PHỤ NỮ VIỆT NAM

Bài 1:

Những nữ doanh nhân thành đạt nhất trên thương trường Việt

 

Xã hội càng phát triển vai trò của người phụ nữ càng được quan tâm và trú trọng nhiều hơn. Ở Việt Nam cũng như nhiều đất nước khác, phụ nữ đã dần vươn lên, giữ vai trò và vị thế quan trọng trong cả gia đình và xã hội. Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của hãng hàng không Vietjet Air là một trong những tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes xướng tên trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới (2018).  Bà từng học tập tại Nga và lấy bằng tiến sĩ kinh tế năm 27 tuổi.  Trở về Việt Nam từ Nga, bà Thảo nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng từ những ngày sơ khai, ngoài ra còn kinh doanh bất động sản, thế nhưng nữ tỷ phú này lại được biết đến nhiều với tư cách CEO Vietjet Air –  hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam

Tổng giám đốc Vinamilk – Bà Mai Kiều Liên là một trong những phụ nữ đầy tài năng và quyền lực. Bà sớm được bổ nhiệm vào vị trí Giám Đốc Công Ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) ngay từ khi còn trẻ – năm 31 tuổi. Bà cũng là người tiên phong trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đưa Vinamilk trở thành doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên cổ phần hóa với những chiến lược phát triển đầy trí tuệ, kết hợp giữa đầu tư công nghệ hiện đại với đào tạo đội ngũ nhân lực được quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới. Mặc dù đã phát triển dòng sản phẩm sữa khá đa dạng nhưng “nữ hoàng” ngành sữa này vẫn đang liên tục nghiên cứu,

bổ sung thêm các sản phẩm sữa và ngoài sữa mới trong đó đáng chú ý là sản phẩm sữa Organic. 

Ngoài 2 người phụ nữ tài giỏi trên, không thể không kể đến Bà Cao Thị Ngọc Dung hiện đang nắm giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trải qua nhiều vị trí và cương vị khác nhau như Chủ tịch HĐQT Ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á …

Năm 2017, là năm huy hàng của doanh nghiệp PNJ với mốc “doanh thu vạn tỷ” với 11.049 tỷ đồng. Hiện, thị phần PNJ đang bỏ xa các thương hiệu cùng ngành với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng ở khắp 48 tỉnh, thành trong cả nước. Trang sức PNJ cũng được xuất khẩu sang 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tham vọng lớn nhất của “nữ tướng”  Cao Thị Ngọc Dung là đưa PNJ trở thành một tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu trong khu vực. 

Ngoài đảm đang trong việc nội trợ, quản lý gia đình, với những tư duy nhạy bén, linh hoạt của mình, có rất nhiều tấm gương về những nữ doanh nhân thành đạt trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó, tiếp thêm nguồn cảm hứng cho nhiều người, loại bỏ những định kiến lỗi thời về quan điểm người phụ nữ chuẩn mực.

                                                                                    (Sưu tầm)

BÀI 3: LỊCH SỬ VIỆT NAM 

Bài 1:

Chủ quyền biển đảo Việt Nam

Việt Nam – mảnh đất hình chữ S yêu dấu của chúng ta, tuy không có diện tích

lớn nhưng lại có vị trí địa lý, chính trị cực kỳ quan trọng. Bạn không tin ư? Hãy

nhìn vào vị trí của Việt Nam trên bản đồ nhé!

Đó, đất nước ta có đường bờ biển dài đến 3260 km, nằm ngay ở vị trí trung

tâm của vùng giao thông huyết mạch biển đông khiến cho việc giao thương buôn

bán trở nên cực kỳ thuận lợi. Nằm rải rác quanh bờ biển ấy chính là các đảo và

quần đảo – một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Bạn biết không? Số lượng hải đảo Việt Nam lên tới 2773, chưa kể đến 2 quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông với vô vàn các đảo nhỏ. Biển

đảo Việt Nam cung cấp cho người dân nguồn hải sản phong phú, đem lại giá trị

xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Hơn nữa, tại thềm lục

địa, trữ lượng dầu khí dự báo của nước ta có thể lên tới 10 tỷ tấn dầu quy đổi.

Sở hữu những nguồn tài nguyên biển quý giá như vậy, nên Biển Đông và lãnh

hải Việt Nam thường xuyên bị dòm ngó. Những chiến sĩ canh gác biển đảo vẫn

luôn túc trực ngày đêm giữ chắc tay súng từng giây, từng phút để bảo vệ hải đảo,

biên cương.

Cùng lật giở lại những trang lịch sử. Năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân

Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò hay còn gọi là

đường 9 đoạn. Bao trọn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, trong đó có

Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm các đảo phía Đông của quần đảo

Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiến toàn bộ đảo Hoàng Sa.

Năm 1988, trong khi hải quân Việt Nam đang bảo vệ và xây dựng công trình

trên bãi đá Gạc Ma, hải quân Trung Quốc dùng tàu chiến tấn công nhằm chiếm

đóng khu vực này. Do chênh lệch lực lượng quá lớn, dù đã hiên ngang chống trả,

quyết bảo vệ quốc kì đến giây phút cuối cùng, nhưng 64 chiến sĩ của ta đã hi sinh.

Còn đá Gạc Ma bị chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó. Vòng tròn bất tử là

hình ảnh các chiến sĩ nắm tay nhau tạo thành vòng tròn để bảo vệ cờ Tổ quốc. Tên

gọi này đã diễn đạt trọn vẹn sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ đảo Gạc Ma.

Gần đây nhất, năm 2014, Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 ra Biển Đông.

Từ tháng 6/2015, dàn khoan HD981 hoạt động tại vị trí 17 độ 03,75 phút Bắc và

109 độ 59,05 phút Đông, vi phạm thông lệ quốc tế và cam kết của hai nước.

Trước những động thái này, Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường bằng phương

pháp ngoại giao và đưa ra những chính sách bảo vệ chủ quyền không khoan

nhượng. Trên phương diện ngoại giao, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động

gây hấn của Trung Quốc, đề nghị các nước Asean chung sức đòi Trung Quốc chấm

dứt các hoạt động phi pháp. Các chiến sĩ tăng cường cắm chốt tại các khu vực

trọng yếu như đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà dàn DK1, bất chấp hiểm nguy để bảo

vệ nhân dân và giữ vững ngư trường.

Những hoạt động cho lực lượng thanh niên – là lực lượng trẻ chiếm 27,7%

dân số cả nuớc cũng không thể thiếu; nhằm khẳng định chủ quyền đất nước trên

biển được Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và các tỉnh đoàn xây dựng trên các

đảo tiền tiêu, là những đảo có vị trí trọng yếu như: đảo Trần – Quảng Ninh, đảo

Bạch Long Vỹ – Hải Phòng, đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi, đảo Cù Lao Xanh – Bình

Định, đảo Phú Quý – Bình Thuận, đảo Thổ Chu – Kiên Giang.

Cột cờ chủ quyền tổ quốc là điểm đến tham quan tiêu biểu trên các đảo tiền tiêu,

được sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước đoàn kết cùng nhau xây dựng trên

thiết kế made by sinh viên. Mỗi lá cờ là đóng góp thiết thực từ các hội sinh viên

góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tuổi trẻ trong quá trình xây dựng và

bảo vệ chủ quyền đất nuớc.

Vậy các bạn, những học sinh sinh viên, có bao giờ các bạn tự hỏi mình có thể làm

gì để bảo vệ chủ quyền hải đảo tổ quốc? Bạn mong muốn trở thành nhà ngoại giao

nhưng lại không có ngoại ngữ, không có kiến thức lịch sử. Bạn muốn trở thành

người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc nhưng lại chưa đủ sức khỏe.Để làm được nhữung

điều to lớn, hãy làm những bắt đầu từ những việc đơn giản nhất. Đối với mỗi sinh

viên trách nhiệm đầu tiên của chúng ta chính là học tập và trở thành một sinh viên

5 tốt. Chỉ khi mỗi cá nhân đều không ngừng rèn luyện bản thân và có trong tay

những hành trang kiến thức thì dân tộc mới đủ vứng mạnh trong công cuộc bảo vệ

chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

BÀI 4: BÌNH ĐẲNG GIỚI

Bài 1:

A:  Chị Nguyễn Lan Anh lấy chồng vào lúc 22 tuổi, chồng chị luôn bắt chị ở nhà chăm con. Chị rất muốn được đi làm vì chị đã học trang điểm và chị trang điểm cô dâu rất đẹp. Chị muốn biết chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào?

B: Theo điều 7 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới như sau:

  1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
  2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
  3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
  4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
  5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Như vậy, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được pháp luật quy định như trên, chị Lan Anh hoàn toàn có thể được tham gia lao động theo nhu cầu và mong muốn của mình.

Bài 2:

A: Chị Hoàng Thuỳ Linh hiện đang nghiên cứu vấn đề về kinh tế. Lê Văn Phú là lãnh đạo cơ quan chị đang công tác, anh Phú luôn nghĩ chị là phụ nữ không làm được gì, những nghiên cứu quan trọng chỉ dành cho nam. Vì vậy, anh không cho chị tham gia vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng, chị Linh nhiều lần xin được tham gia nhưng anh Phú vẫn không đồng ý. Chị Linh muốn biết, hành vi của anh Phú sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

B: Theo điều 10 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định như sau:

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  3. a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
  4. b) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu nhằm cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
  5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  6. a) Dùng vũ lực cản trở nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới;
  7. b) Không cho nam hoặc nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
  8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo hoặc trong các hoạt động khoa học, công nghệ vì định kiến giới.
  9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  10. a) Buộc xin lỗi
  11. b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại
  12. c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của anh Phú sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại do hành vi của anh Phú  gây ra cho chị Linh .

BÀI 5: ÔN TẬP 1

LỊCH SỬ TẾT NGUYÊN ĐÁN VIỆT NAM

 

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Tết  thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 dương lịch. 

Cả dịp Tết Nguyên đán thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 1 theo âm lịch. Về từ nguyên học, chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành còn hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, là khởi điểm của năm mới. cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. 

Cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào thì không ai nắm rõ. Tết Nguyên đán là Tết đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội của Việt Nam, mang đậm nét văn hóa dân tộc.  

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, sự luân chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta. Người nông dân cho đây là dịp để tưởng nhớcác vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.   

Tết Nguyên đán còn là dịp con cháu sum vầy, đoàn tụ bên gia đình thân yêu của mình.  Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. 

Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động của các ngành, các cấp đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. 

 (Theo : https://newsky.edu.vn/lich-su-tet-nguyen-dan-co-truyen-viet-nam)   

 

Bài 2: Bài hát Ngày tết quê em

NGÀY TẾT QUÊ EM

Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi

Ngàn hoa thơm khoa sắc xinh tươi

……………… khoe áo mới

Chạy tung tăng vui pháo hoa

Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi

Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam

Dù đi đâu ai cũng nhớ

Về ……………… bên gia đình

 

Mừng ngày Tết phố xá đông vui

Người đi thăm, đi viếng, đi chơi

Người lo đi mua sắm Tết

Người dâng hương đi ……………

Mừng ngày Tết ta chúc cho nhau

Một năm thêm …………. an vui

Người nông dân thêm lúa thóc

Người thương gia mau …………

BÀI 6: THỂ THAO

Bài 1:

Ánh Viên không chỉ là một kình ngư của làng bơi Việt Nam mà có thể coi cô là người tạo kỷ nguyên bơi cho Việt Nam, ít nhất là trên đấu trường khu vực. Tại SEA Games 2019, Ánh Viên dù không đạt thành tích tốt như 2 năm trước nhưng nàng tiên cá Cần Thơ vẫn được tôn vinh là vận động viên giàu huy chương nhất đại hội khi giành đến 8 huy chương trong đó có 6 cái vàng và 2 cái bạc. Chính thành công của Ánh Viên đã góp phần giúp Việt Nam giữ vững vị trí thứ hai trong bộ môn bơi và giữ vị trí thứ hai toàn đoàn tại SEA Games.

Trong những năm gần đây, quần vợt phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng ở đấu trường SEA Games thì các tay vợt của chúng ta vẫn chưa là gì so với các đối thủ từ Thái Lan hay Indonesia. Nhưng Lý Hoàng Nam đã tạo dấu mốc trong lịch sử. Thực tế thì Việt Nam đặt niềm hy vọng vào tay vợt Việt kiều Daniel Nguyễn – người từng lọt vào top 200 ATP và chinh chiến tại cả 4 giải Grand Slam. Nhưng trong trận chung kết, Lý Hoàng Nam đã đánh bại đàn anh để đoạt tấm HCV đơn nam.

Cô gái nhỏ nhắn người Bắc Giang Nguyễn Thị Oanh được nhiều người Việt Nam nhớ đến tại SEA Games 2019 không phải vì cô mang về tấm HCV cho điền kinh Việt Nam mà còn vì tinh thần và sự bền bỉ. Ngày thi đấu cuối cùng của điền kinh, Oanh giúp Việt Nam có tấm HCV ở nội dung chạy 5.000m tiêu hao rất nhiều sức lực. Tưởng rằng Oanh khó có thể thi đấu tốt trong nội dung vắt kiệt sức 3.000m vượt chướng ngại vật. Thế nhưng, cô gái bị mắc viêm cầu thận trước đây đã băng băng về đích và phá kỷ lục SEA Games. Trước đó, Oanh cũng đoạt HCV nội dung 1.500m.

Bài 2:

Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi
Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi
Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi
Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi
Bước giữa nắng tràn
Đường phố nơi tôi
Từ thơ bé đã
Giữa đất nước này
Niềm tin luôn căng tràn
Đừng lo lắng cười lên
Và gió qua tán cây
Hòa trong tiếng trẻ thơ đùa vui cười
Và nắng, trên lá reo
Ngày xanh tươi sáng Việt Nam ơi
Từ nơi đồng xanh thơm hương lúa
Về nơi nhà cao xe giăng phố
Hòa một niềm tin reo ca
Từ nơi đảo xa mênh mông sóng
Về nơi đồi cao bay mây trắng
Một vòng tay nối tròn Việt Nam
Bao la đất trời
Quê hương xanh ngời
Xòe tay đón nắng mai cười trong mắt
Bao nhiêu con người
Chung tay xây đời
Niềm tin nơi một Việt Nam sáng tươi
Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi
Tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi
Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi
Tự hào hát mãi lên Việt…

BÀI 7: VĂN HÓA

BÀI 1:

Script

Mary:      Học tiếng Việt, mình thấy cách xưng hô của người Việt rắc rối và khó nhớ quá .

Thư:         Xã hội Việt Nam tuân theo tuổi tác, vì thế cách xưng hô khá phức tạp. Tên một người Việt Nam có trật tự như sau: họ, tên đệm và tên riêng. Ví dụ Lê Thùy Linh, “Lê” là họ , “Thùy” là tên đệm và “Linh” là tên riêng. Trong đời sống hàng ngày, người ta thường gọi nhau bằng tên riêng. Trường hợp có từ hai tên trùng nhau trở lên trong cùng một tình huống xưng hộ, chẳng hạn trong một lớp học thì gọi tên riêng cùng tên đệm: Hoa Mai, Tuyết Mai, Ngọc Mai, Thanh Mai … Cần chú ý “Thị” là tên đệm thường dùng cho nữ.

Mary:      Thế khi nào người ta chỉ gọi tên riêng ?

Thư:         Trong tình huống không nghi thức, người ta thường gọi tên riêng hoặc tên đệm và tên riêng.

Mary:      Còn cách gọi cụ Trương, cụ Hiếu … là sao ?

Thư:         Trong tình huống nghi thức, người già được gọi bằng “cụ + tên riêng”. Cách dùng này thường cho cả hai giới (nam, nữ). Còn cách gọi “bác/ chú + tên riêng” dùng cho những người trung niên. Ví dụ: bác Hoán, chú Tiên. Trước đây, “ông + tên riêng” được dùng để tỏ ý tôn trọng. Ngày nay “ông” còn dùng để biểu thị sự bình đẳng, thân mật. Người lớn gọi con trai là “cậu + tên riêng”, còn thanh nữ thì gọi là “chị + tên riêng”. Vì thế nên khi mới gặp bạn, mình chẳng gọi bạn là chị Mary là gì?

Mary:      Bây giờ thì mình hiểu rồi. Cám ơn bạn!

BÀI 8: GIÁO DỤC

Bài 1:

 

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

 

Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là một cách tiếp cận khác biệt so với phương pháp “lấy giáo viên là trung tâm”. Với phương pháp tiếp cận này, học sinh trở thành chủ thể chính của hoạt động học tập. Lớp học không còn là môi trường thầy giảng gì, trò nghe nấy mà sẽ là nơi học sinh là người chủ động học, tương tác, trao đổi và phản biện, còn giáo viên sẽ là người quan sát, hướng dẫn và định hướng.

Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm khơi gợi sự chủ động, tự tin và tinh thần trách nhiệm của học sinh. Phương pháp cũng là một yếu tố xây dựng năng lực tự học suốt đời, xây dựng cho các em một kỹ năng thiết yếu của con người thế kỷ 21.

 

 

 Dạy học phát triển năng lực

Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn .Phương pháp này chú trọng hình thành phẩm chấtnăng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề. Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới.

 

Bài 2:

BÀI CA NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN

Trên những nẻo đường

Của tổ quốc xanh tươi

Có những loài hoa

Thơm đậm đà sắc hương

Có những bài ca

Nghe rạo rực lòng người

Bài ca ấy loài hoa ấy

đẹp như em

Người giáo viên nhân dân

Tâm hồn em tươi mát xanh

Như bóng lá bàng

Trái tim em đỏ nhiệt tình

Như hoa phượng vĩ

Như chim bay về khắp miền

Em lên đường

Tung bay xa nhiều thế hệ

Cháu Bác Hồ

Tự hào như em

Người chiến sĩ văn hóa

Lớn lên trong chiếc nôi

Quê hương Việt Nam

Lớn lên trong chiếc nôi

Quê hương Việt Nam

Bên ánh đèn khuya

Em đã thức bao đêm

Dưới chiến hào dân quân

Nhiều trận có em

Có những cuộc chia tay

Dạt dào kỷ niệm

Người cầm bút

Người cầm súng Người đi xa

Hằng nhớ ghi tên em

Tiếng em nói

Nhen nhóm bao mơ ước lý tưởng

Tiếng kiêu hùng

Của lịch sử cha ông dựng nước

Em đi gieo hạt sống

đẹp bao tâm hồn

Noi gương anh hùng…

BÀI 9: XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ MỚI

TOÀN CẦU HOÁ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

Toàn cầu hóa là quá trình đa diện của sự tăng cường trao đổi,

hòa nhập mang tính toàn cầu về kinh tế, văn hóa và xã hội, đặc biệt

trong lĩnh vực tự do thương mại quốc tế và Sản phẩm của công

nghiệp và giáo dục cũng như của các lĩnh vực khác phải đáp ứng

được những tiêu chuẩn quốc tế. Toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề

sau đối với giáo dục. Thị trường thế giới thay đổi rất nhanh nên nó

đòi hỏi phải có thông tin cập nhật, chính xác, đủ và thích hợp. Vì

vậy, học sinh sẽ phải học lịch sử, địa lý thế giới và phải giao lưu

với bạn bè ở các nước khác trên thế giới. Nhà trường phải xây dựng

nền móng học tập vững chắc để học sinh có thể xử lý được khối

lượng tri thức khổng lồ và phức tạp, luôn biến động. Đồng thời

phải có những cố gắng mới để hiện đại hoá và nâng cao khả năng

làm chủ tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế. Bên cạnh

đó chúng ta cần tăng cường giao lưu điện tử, truyền tin qua vệ tinh,

viễn thông đường dài vô tuyến và sự hiểu biết những giá trị quốc

gia và quốc tế 

Từ những tác động và đòi hỏi trên đây của sự phát triển kinh tế xã

hội trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức có thể khẳng

định rằng mô hình giáo dục "hàn lâm kinh viện" đào tạo ra những

con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng việc truyền thụ

những kiến thức lý thuyết xa rời thực tiễn, còn gọi là "kiến thức

chết" không còn thích hợp với những yêu cầu mới của xã hội và thị

trường lao động. Giáo dục cần đổi mới để đáp ứng được những yêu

cầu hiện đại của sự phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao

động phạm vi quốc gia và khu vực. Giao tiếp, hợp tác, quản lý làm

việc với thông tin và khả năng học tập suốt đời là các mục tiêu

nhân văn cơ bản bên cạnh những mục tiêu giáo dục truyền thống

mà bất kỳ chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực thế kỷ 21

nào cũng phải hướng tới.

BÀI 10: ÔN TẬP 2

Bài 1:

Giáo dục thể chất trang bị cho sự phát triển toàn diện suốt đời

MC nam:Và ngày hôm qua thì tôi tin rằng không ít trong số những quý vị đã giật

mình và cảm thấy hơi xấu hổ một chút khi biết rằng Việt Nam của chúng ta là một

trong những quốc gia lười vận động nhất thế giới. Và quý vị đang dành bao nhiêu

thời gian cho việc hoạt động thể chất mỗi ngày? Và có những ai đã từng hạ quyết

tâm rằng tôi sẽ giảm béo, tôi sẽ tập luyện rất nhiều lần rồi nhưng rốt cục vẫn chưa

tham gia được lớp thể thao nào?

MC nữ: Có tôi.

MC nam: Chị Linh à.

MC nữ: Vâng thực tế là trong nhiều gia đình, nhà trường giáo dục kiến thức thì

vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, đúng không ạ?

MC nam: Đúng vậy.

MC nữ: Còn giáo dục thể chất chỉ là một môn phụ mà thôi. Nhưng càng ngày

chúng ta càng nhận thấy rằng là nếu không có một sức khỏe tốt chúng ta sẽ không

thể làm gì được. Mà muốn có sức khỏe tốt thì ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã phải được

giáo dục thể chất thật tốt để các hoạt động thể dục thể thao không phải là một nỗi

sợ hãi, ngần ngại mà nó là một nhu cầu thiết yếu, một niềm vui, niềm hạnh phúc

của mỗi người.

Phóng viên: Những em bé trong lớp học này đều chưa đến 3 tuổi. Nhưng các bé đã

làm chủ khá tốt các kỹ thuật của bài tập trong giờ học thể chất này. Nháy mắt, co

chân giữ thăng bằng, hít thở. Tất cả đều rất hào hứng. Rõ ràng, giáo dục thể chất

phải được đặt ngang bằng thậm chí là ưu tiên so với giáo dục kiến thức cho các bé

ở giai đoạn này.

Cô hiệu trưởng Lê Thị Thu Huyền: Cái thời lượng tốt nhất dành cho trẻ giáo dục

về thể chất đấy là khoảng độ 60 phút một ngày. Đấy là thời lượng tốt nhất để cho

các bạn ấy có thể ,thực sự là giải phóng năng lượng và phát triển sức khỏe của các

bạn ấy. Thế còn nếu không thì tối thiểu cũng phải từ 45 phút một giờ học và

khoảng độ 3 buổi một tuần.

Phóng viên: Một bài tập khác, giữ các túi hạt ở trên lưng trong khi đang bò. Ở lứa

tuổi mầm non thì thậm chí các bé có thể vận động cả ngày. Vì vậy, phần quan

trọng nhất không nằm ở chữ thể chất mà nằm ở chữ giáo dục. Cùng là hoạt động,

nhưng khi được giáo dục bài bản các bé sẽ có kỹ năng vận động thiết yếu, hiểu

được cái bộ phận của cơ thể và tự tin vào bản thân mình.

 

Cô hiệu trưởng Lê Thị Thu Huyền: Hơn nữa là nó sẽ giúp rèn luyện ý chí cho

trẻ, để trẻ sẵn sàng vượt khó trong các vấn đề khác của cuộc sống sau này. Và đồng

thời khi mà trẻ hoạt động thể chất nhiều một cách bài bản, một cách tự tin thì trẻ

luôn luôn cảm thấy tự tin với cơ thể. Biểu hiện của cơ thể các bạn ấy sẽ rất là tốt,

và cái đó sẽ giúp cho các bạn ấy giao tiếp tốt sau này, khi mà các bạn trưởng thành

lên.

Phóng viên: Giáo dục thể chất tốt sẽ cho bé một trí óc minh mẫn và sức khỏe dẻo

dai. Trên nền tảng đó thì việc học kiến thức mới hiệu quả, bé cũng hoàn thiện được

kỹ năng sống, tương tác xã hội. Coi trọng giáo dục thể chất là chúng ta đang trang

bị cho con một sự khỏe mạnh toàn diện suốt đời.

BÀI 11: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Bài 1:

A: Hiện nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, tập trung tại các địa bàn trọng điểm và đem lại các giá trị đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Tớ thấy báo cáo gần nhất thì Hồ Chí Minh dẫn đầu với 6.737 dự án với 44,82 tỷ đô la, Vũng tầu 342 dự án và 26,86 tỷ đô la

B: Theo cậu việc đầu tư FDI từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam nhiều như vậy đem lại những lợi ích gì ?

A: Trước hết tớ thấy việc nước ngoài dồn vốn vào thị trường Việt giúp cho tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Từ năm 2011 đến 2015, FDI đóng góp 25% tổng vốn đâu tư cơ đấy.

B: Đúng đấy chừng nào còn dòng vốn nước ngoài đầu tư mạnh vào thị trường thì kinh tế vẫn được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. FDI và GDP bình quân thu nhập của người dân có mối quan hệ chặt chẽ. Dó đó FDI đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của dân mình.

A: Hơn nữa tớ thấy đây là cơ hội cực kỳ tốt cho Việt Nam để nâng cao trình độ công nghệ, tay nghề lao động, tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới .

B: Cũng nhờ thời điểm thuận lợi này mà xuất khẩu của mình cũng được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực cơ đấy chứ. Hàng dày gia, nông sản, thuỷ hải sản đều được xúc tiến sang nhiều thị trường quốc tế.

A: Thôi nói gì thì nói, có lợi mà vẫn có nhiều khúc mắc. Cơ bản nắm được giá trị của FDI mang lại nhưng chúng ta vẫ cần có những giải pháp cụ thể trong việc đồng bộ quản lý và định hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Hơn thế thì mình cũng cần hạn chế đầu tư FDI cho một số lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng nguyên tử, nhà ở, bất động sản, thuốc lá,……

B: Cái đó bên nhà nước mình đã hết sức quán triệt làm rồi. Cậu cứ xem thời sự rồi sẽ thấy Việt Nam đang dần chuyển mình hoá “ Rồng ” của Châu Á rồi đấy !

BÀI 12: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Bài 1:

NƠI ĐẢO XA

Trọng Tấn

Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa

Từ mảnh đất quê ta giữa đại dươngmang tình thương quê nhà

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa

Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua

Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền

Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi

Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô

Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em

Ơi ánh mắt em yêu như trời xanh như biển xanh trong nắng mới

Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai

Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui

Đẩy con tầu ra khi, đẩy con tầu ra khơi

 

Vàng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa

Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa

Quần đảo đứng hiên ngang trên vùng xa ngời sáng

Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển

Nước cả hồ nắng phơi giòn thêm ánh thép

Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi

Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em

Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó

Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu

Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui

Đẩy con tầu ra khơi, đẩy con tầu ra khơi

 

Bài 2:

Đoạn 1

Nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế, như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có trên 37 nghìn héc-ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: tôm, cua, rong câu… Ngoài ra, còn có hơn 50 nghìn héc-ta các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong,… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.

 

Đoạn 2

Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách từ nhiều quốc gia, đặc biệt từ các quốc gia có mùa đông lạnh tới nghỉ dưỡng, tắm biển. Những năm gần đây, ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

BÀI 13: KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bài 1:

Script

Từ đầu năm 2020 đến nay, thị trường nông sản gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu. Thị trường liên tiếp xảy ra những đợt tồn hàng, rớt giá với nhiều mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu và gần đây nhất là mặt hàng gia cầm như: gà, vịt thịt…

Ông Hồ Ngọc Thành, người nuôi gà ta thả vườn ở xã Bình Sơn (H.Long Thành) lo lắng, từ đầu năm đến nay, gà, vịt thường bán ra với giá thấp, có thời điểm giá vịt thịt, gà ta thả vườn đều bán dưới 30 ngàn đồng/kg, thấp hơn cả chục ngàn đồng/kg so với giá thành sản xuất. Giá thấp nhưng thương lái chỉ mua cầm chừng, thời gian bán kéo dài khiến người nuôi càng thua lỗ nặng. Dự báo, thời gian tới, thị trường tiêu thụ mặt hàng này sẽ chậm hơn nhiều so với cùng kỳ mọi năm nên nhiều hộ chăn nuôi gia cầm chỉ đầu tư cầm chừng trong vụ nuôi mới dù thị trường cuối năm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thịt gia cầm thường cao hơn nhiều so với những tháng khác trong năm.

Cùng nỗi lo, ông Liu Tác Sáng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thuận Hương, xã Phú Túc (H.Định Quán) chia sẻ, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 60% cùng kỳ năm ngoái. Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường tiêu thụ có khởi sắc hơn nhưng cũng không thể bằng cùng kỳ mọi năm. “Doanh nghiệp mong tiếp cận được những chính sách hỗ trợ về thị trường, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để duy trì và khôi phục sản xuất trong khó khăn” – ông Sáng nói.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Mười, từ đầu năm đến nay, mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhất là xuất khẩu đều bị trì trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện tình hình dịch bệnh tương đối ổn định ở trong nước nhưng trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu nông sản đi các nước vẫn chưa trở lại bình thường. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi trong sản xuất….

BÀI 14: MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH THỊ 

Bài 1:

Đà Nẵng được gì sau hơn 10 năm xây dựng thành phố môi trường?

Hơn 10 năm trước, Đà Nẵng là một làng chài ven biển nghèo nàn, trông chờ

từng đoàn khách đến và đi trong tiếc nuối. 10 năm sau, Đà Nẵng đã khiến tất cả

phải ngỡ ngàng, trước sự “hóa rồng” ngoạn mục của mình, nhờ những nỗ lực vượt

bậc của toàn Đảng, toàn dân Đà Nẵng. Trong nhiều cố gắng thay đổi diện mạo của

thành phố, không thể không nhắc đến đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi

trường”.

Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” đã góp phần giúp TP.

Đà Nẵng có những thay đổi lớn và phát triển vượt bậc, chất lượng môi trường nhìn

chung đã cải thiện đáng kể.

Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại các quận nội thành là 97,83%,

khu vực nông thôn 76,81%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu đô thị đạt

95%, khu vực nông thôn 65%, 100% chất thải rắn y tế được quản lý đạt yêu cầu;

13/15 điểm nóng về ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để, 2 điểm nóng phức tạp

được kiềm chế…

Thành phố đã được các bộ, ngành, tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận,

đánh giá cao như: Năm 2011, ASEAN vinh danh Đà Nẵng là một trong 11 thành

phố bền vững về môi trường của khu vực; năm 2015 được công nhận là “Thành

phố xuất sắc trong chuyển đổi”; năm 2018, được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế

giới bình chọn là “Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2018”…

Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị hóa nói chung và sự phát triển nhanh

chóng của thành phố nói riêng đã phát sinh nhiều vấn đề về chất lượng đô thị và

công tác quản lý đô thị.

Do vậy, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “xây dựng Đà Nẵng –

Thành phố môi trường” Đảng bộ UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo UBND

thành phố, ban, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ các dự án,

công trình thuộc danh mục dự án trọng điểm về môi trường giai đoạn 2016 – 2020.

Kiên quyết thu hồi những dự án làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch và môi

trường đô thị, nhất là khu vực trung tâm thành phố.

Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng các chính sách về quản lý, chất lượng môi

trường của thành phố đáp ứng với mục tiêu thành phố môi trường, hướng đến

thành phố sinh thái. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia

trong nước và thế giới tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ về môi trường; tăng ưu đãi cho các doanh khi đầu tư xử lý, bảo vệ môi

trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính.

 

BÀI 15: ÔN TẬP 3

Bài 1:

Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường

 

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi

trường bị ô nhiễm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại.

Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền

vững.

Môi trường sống xung quanh là điều kiện để chúng ta tồn tại và phát triển.

Nhưng môi trường hiện nay lại đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý

thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại,

phát triển, đời sống vật chất của người dân được cải thiện hơn trước thì tình trạng ô

nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ngoài ra, cả nhân loại đều

đang phải đối mặt với những bệnh nan y như ung thư, cao huyết áp, tim mạch…

Bên cạnh đó, cả nhân loại chúng ta cũng không thể không nhắc đến các dịch bệnh

 

đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết;

bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng, dịch Sart – covid …

Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần

thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai.

Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực

sau:

– Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 

– Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng.

– Trồng cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. 

– Không hút thuốc lá nơi công cộng.

– Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ

gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. 

  Nói một cách dễ hiểu hơn, gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của

chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn

hay không chính là nhờ vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.

(Sưu tầm)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *