Menu Close

Bộ từ vựng bổ trợ_Trình độ C

BỘ TỪ VỰNG BỔ TRỢ

Danh từ

  1. Truyền thông 

VD: Truyền thông có vai trò rất lớn trong việc đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. 

2. Khởi nghiệp 

VD: Thanh niên Việt Nam hiện nay rất quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp.

3. Chính sách 

VD: Việt Nam có nhiều chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài như giảm thuế, đầu tư giao thông,…

4. Tăng trưởng

VD: Kinh tế Việt Nam năm 2018 tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm.

5. Phát triển bền vững 

VD: Phát triển bền vững là mục tiêu lớn nhất của kinh tế Việt Nam.

6. Lạm phát

VD: Năm 2018 Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát.

7. Ngoại tệ

VD: Đô- la Mỹ là ngoại tệ mạnh nhất trên thế giới.

8. Đô thị hoá

VD: Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội phát triển rất nhanh.

9. Tự động hoá 

VD: Việt Nam đang thiếu nhiều người lao động trong lĩnh vực tự động hoá.

10. Thu nhập 

VD: Thu nhập bình quân đầu người của năm 2018 ở Việt Nam là 102 triệu đồng/ người. 

11. Doanh số

VD:Tháng 11/ 2018 doanh số bán xe ô tô đạt 30.540 xe.

12. Phân khúc 

V D: Samsung Galaxy A7 2018 là một trong những điện thoại nằm trong phân khúc Smartphone tầm trung tốt nhất hiện nay.

13. Tỷ trọng

VD: Tỷ trọng khu vực dịch vụ này càng tăng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

14. Ngành kinh tế mũi nhọn

VD: Việt Nam muốn phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

15. Tầm nhìn 

VD: Tầm nhìn của Vingroup là trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có vị thế trên thế giới.

16. Lệ phí 

VD: Muốn mở công ty tại Việt Nam, người kinh doanh phải nộp nhiều lệ phí như lệ phí đăng kí doanh nghiệp, lệ phí  cung cấp thông tin doanh nghiệp,…

17. Kênh đầu tư

VD: Năm 2019, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là kênh đầu tư số 1 trên thị trường Việt Nam.

18. Thủ tục 

VD: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được rút gọn.

19. Mạng lưới

VD: Agribank là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam với nhiều chi nhánh và phòng giao dịch nhất.

20. Thị phần

VD: Samsung dẫn đầu thị phần số lượng điện thoại bán ra từ tháng 3 đến tháng 7/2018.

21. Thị hiếu 

VD: Thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi, họ sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm giá cao chất lượng tốt.

22. Đa ngành

VD: Ở Việt Nam, kinh doanh đa ngành là kinh doanh nhiều lĩnh vực có thể gặp nhiều rủi ro.

23. Mô hình

VD: Việt Nam đang xây dựng mô hình du lịch homestay hiệu quả từ nông thôn đến thành thị.

24. Doanh nhân

VD: Phạm Nhật Vượng là doanh nhân giàu nhất Việt Nam.

25. Xuất siêu

VD: Năm 2018 Việt Nam xuất siêu đạt 7.2 tỷ USD.

26. Nhập siêu

VD: Đầu năm 2018 Việt Nam bất ngờ nhập siêu gần 1 tỷ USD.

27. Thách thức

VD: Năm 2019,kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức như làm phát, nợ công tăng, căng thẳng thương mại toàn cầu,…

28. Vốn điều lệ

VD: Vốn điều lệ của Vingroup hiện nay hơn 32 nghìn tỷ đồng.

Động từ

  1. Cấp phép

VD: Hà Nội cần hạn chế cấp phép xây dựng toà nhà cao tầng để không ùn tắc giao thông.

2. Cấm vận

VD: Năm 1994, Mỹ tuyên bố huỷ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam.

3. Đấu giá

VD: Áo đấu và bóng có chữ ký của đội tuyển U23 Việt Nam được đấu giá thành công ở mức 2 tỷ đồng để làm từ thiện.

4. Tiếp thị

VD: Tiếp thị trong thời đại 4.0 cần nhiều cải tiến mới.

5. Bán phá giá

VD: Việt Nam bị kiện 78 lần về chống bán phá giá trên thế giới.

6. Chuyển nhượng

VD: Năm 2017, tập đoàn bia rượu nước giải khát lớn nhất Việt Nam Sabeco được chuyển nhượng thành công cho ông chủ người Thái Lan trị giá 5 tỷ USD.

7. Kích cầu

VD: Nhà nước cần đưa ra những biện pháp để kích cầu tiêu dùng như giảm thuế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm,…

8. Phân phối

VD: Faso Việt Nam là công ty nhập khẩu và phân phối lớn các mặt hàng tiêu dùng Hàn Quốc.

9. Quảng bá

VD: Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều là cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

10. Thoả thuận

VD: Ngày 21/6/2018 Samsung và Apple đã đạt được thoả thuận trong vụ kiện kéo dài.

11. Sáp nhập

VD: Tháng 3/2017 Samsung hoàn thành vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử, mua lại công ty Harman của Mỹ với giá 8 tỷ USD.

12. Chiếm lĩnh

VD: Đồ ăn nhanh đang chiếm lĩnh thị trường thực phẩm tại các thành phố lớn.

Tính từ

  1. Khủng hoảng

VD: Nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới trở lại trong 10 năm.

2. Khan hàng

VD: Đầu năm 2019 ô tô mới khan hàng nhưng giá giảm.

3. Áp đảo

VD: Năm 2018, Vingroup áp đảo thị trường biệt thự  liền kề tại VN.

4. Cháy hàng

VD:  Samsung Galaxy S10 cháy hàng tại Cellphone.

5. Đột phá

 VD: Vingroup sản xuất ô tô là bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế Việt Nam.

6. Rủi ro

VD: Năm 2019, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với 3 rủi ro mang tính toàn cầu: sự suy giảm của các nền kinh tế lớn, lãi suất các ngân hàng quốc tế tăng lên và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc.

7. Triển vọng

VD: Năm 2019 kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều triển vọng phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *